Tấm Panel ALC – giải pháp cho xây dựng toà nhà kiên cố

Rate this post

TẤM PANEL ALC – GIẢI PHÁP THÔNG MINH CHO XÂY DỰNG TOÀ NHÀ KIÊN CỐ

Xuất hiện tại Việt Nam cách đây hơn 15 năm, phương án xây nhà bằng tấm tường panel (Panel ALC) được nhiều người lựa chọn sử dụng. Không chỉ bởi chi phí xây dựng thấp hơn so với sử dụng xây gạch truyền thống, tấm panel ALC còn là vật liệu lý tưởng cho những ai đang tìm giải pháp cho các tòa nhà kiên cố.

An toàn – yếu tố quyết định cơ bản

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, hàng năm trung bình có khoảng 39.000 công trình được thi công xây dựng trên cả nước. Đối với các công trình tòa nhà tại đô thị, chất lượng công trình, độ an toàn, vững chắc, chống cháy nổ… là những yếu tố đầu tiên mà người sử dụng quan tâm.

Các khối nhà cao tầng đòi hỏi kết cấu chịu lực phải hết sức bền vững, điều đó kéo theo hệ móng, giằng, cột, dầm đồ sộ. Việc này không những làm ảnh hưởng đến khối lượng của công trình mà còn làm cho không gian kiến trúc bên trong tòa nhà không hài hòa, công năng sử dụng chưa được tối ưu, hạn chế không gian nội thất và không có tính chất riêng biệt đối với các văn phòng cần không gian làm việc riêng. Đó chưa kể đến vấn đề về tiến độ thi công, các vấn đề về an toàn chống cháy, chi phí xây dựng sẽ tăng cao…

An toàn là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các tòa cao ốc
An toàn là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các tòa cao ốc

Bên cạnh đó, vấn đề an toàn cháy nổ tại các chung cư đang ngày càng trở nên nhức nhối. Các vật liệu xây dựng thông thường trên thị trường đều dán nhãn mác chống cháy nhưng thực tế hầu hết chỉ có khả năng kéo dài thời gian bắt lửa từ 2-4 giờ rồi bắt đầu biến dạng và đổ sụp, là một trong những yếu tố nguy hiểm nhất của quá trình cháy nổ. Trong quá trình hỏa hoạn một trong những nguyên nhân then chốt gây tổn thất về người nhiều nhất là khói độc chứ không phải ngọn lửa. Do đó, vật liệu chống cháy thông thường có thể hạn chế việc bắt lửa trong một thời gian nhất định nhưng vẫn tạo ra khói độc.

Nhiệm vụ giảm thiểu rủi ro về mất an toàn tại các cao ốc hiện nay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, những yếu tố quyết định cơ bản như: thiết kế tòa nhà, hệ thống phòng cháy chữa cháy và quan trọng nhất là những vật liệu xây dựng có tính bền chắc được sử dụng. Chính vì thế, kiến trúc sư và chủ đầu tư nên có sự nhìn nhận, đánh giá đúng mực ngay từ khâu chọn lựa vật liệu nội thất.

Giải pháp kiên cố cho các tòa nhà

Trên thị trường, tấm panel ALC Viglacera được nhiều người biết đến bởi nó là sự kết hợp của vật liệu bê tông khí chưng áp cùng với lưới thép gia cường được bảo vệ bởi lớp chống ăn mòn. Chất liệu bê tông bền bỉ cùng với lõi thép mang đến cường độ chịu lực cao giúp sản phẩm panel ALC Viglacera đạt độ bền vượt trội, đáp ứng yêu cầu của các công trình xây dựng hiện đại.

Tấm panel ALC Viglacera được sản xuất với lõi thép gia cường
Tấm panel ALC Viglacera được sản xuất với lõi thép gia cường

Tấm ALC của Viglacera có sử dụng cốt thép gia cường với đường kính từ 4 – 8  phi (100 đến 200 mm) để tăng thêm độ chịu lực cho sản phẩm, cốt thép được bọc một lớp chống ăn mòn để tăng độ bền tối đa. Với kết cấu vững chắc, gạch bê tông khí chưng áp Viglacera có thể khoan, cắt, bắt vít nở để treo vật nặng, rất tiện lợi và linh hoạt trong thi công. Khả năng chịu chấn động của tấm panel bê tông khí Viglacera đạt và vượt TCVN 12867:2020, được khuyến cáo dùng tại các vùng thường xảy ra địa chấn như Nhật Bản, Indonesia…

Sản xuất tấm panel ALC Viglacera theo công nghệ của CHLB Đức
Sản xuất tấm panel ALC Viglacera theo công nghệ của CHLB Đức

Gạch bê tông khí Viglacera có khả năng khuếch tán hơi nước vào không khí và ít hấp thụ hơi nước trong điều kiện tiếp xúc với môi trường ẩm ướt trong thời gian dài. Quá trình bê tông khí hấp thụ nước chậm hơn rất nhiều so với các loại vật liệu khác giúp bảo vệ nội thất, cân bằng độ ẩm không khí, chống rêu mốc… Nguyên liệu thô được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm bê tông khí của Viglacera có tính năng vượt trội so với các loại vật liệu truyền thống – không bắt lửa. Điều này giúp cho các công trình sử dụng tấm ALC Viglacera tăng nhiệt chậm hơn so với các công trình sử dụng vật liệu xây dựng, giới hạn chịu lửa EI 240 (tương đương 4 – 6 giờ đồng hồ). Kết cấu gạch với các lỗ khí siêu nhỏ giúp điều hòa không khí, tiết kiệm năng lượng trong quá trình sử dụng.

Với công nghệ sản xuất của HESS AAC SYSTEMS (CHLB Đức), không nung đốt, hạn chế tối đa phát sinh khí thải, nguyên liệu chính được nhập khẩu từ Nga và một số nước Châu Âu sản phẩm tấm panel ALC Viglacera không độc hại và không ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe của người sử dụng. Cùng với đó, độ bền của tấm được chứng minh lên đến trên 100 năm, cao hơn rất nhiều so với gạch nung truyền thống. Do đó, không cần phải sửa chữa hay xây mới lại nhiều lần, giúp giảm thiểu tối đa chất thải xây dựng, mang lại độ vững chắc, kiên cố cho các tòa nhà.

Nguồn: Tạp chí kiến trúc

CÔNG TY TNHH ĐỨC THẮNG

 302 Lê Văn Lương, P. An Tảo, TP. Hưng Yên
 doanhnghiepducthang@gmail.com
 www.betongchungap.com